Địa lý Tasmania

Bản đồ địa hình TasmaniaMột cánh đồng oải hương tại NabowlaThác Rusell tại Vườn quốc gia Núi Field

Tasmania có diện tích 68.401 km2 (26.410 dặm vuông Anh), nằm ngay trên đường gió "Gầm thét 40°" quanh địa cầu. Bao quanh đảo là Ấn Độ DươngThái Bình Dương, và đảo được tách biệt với Úc đại lục qua eo biển Bass.

Tasmania không có hoạt động núi lửa trong thời gian địa chất gần đây, song có nhiều đỉnh lởm chởm là kết quả từ đóng băng gần đây. Tasmania là bang có địa hình đồi núi nhất tại Úc, nhất là khu vực Central Highlands bao trùm hầu hết phần trung tây của bang. Midlands nằm tại trung đông, có địa hình tương đối bằng phẳng, và chủ yếu được sử dụng cho nông nghiệp, song hoạt động nông nghiệp cũng rải rác khắp bang. Núi cao nhất Tasmania là núi Ossa tại cao độ 1.617 mét (5,305 feet). Núi nằm tại trung tam của công viên quóc gia Cradle Mountain-Lake St Clair.[1][13] Phần lớn Tasmania vẫn có rừng dày đặc, công viên quốc gia Southwest và khu vực lân cận vẫn còn một số trong các khu rừng mưa ôn đới cuối cùng tại Nam Bán cầu.

Tarkine nằm ở phía tây bắc của đào, là khu vực rừng mưa ôn đới lớn nhất tại Úc với diện tích khoảng 3.800 kilômét vuông (1.500 dặm vuông Anh).[14]Do địa hình gồ ghề, Tasmania có rất nhiều sông. Một vài trong số các sông dài nhất tại Tasmania bị ngăn đập tại một số điểm để phục vụ thủy điện. Nhiều sông khởi nguyên tại Central Highlands và chảy ra bờ biển. Các trung tâm dân cư lớn của Tasmania chủ yếu nằm tại các cửa sông.

Sông Derwent chảy về phía nam và đến bờ biển tại Hobart; sông Tamar chảy về phía bắc từ Launceston; sông Mersey cũng chảy về phía bắc từ đến bờ biển Tây Bắc tại Devonport, và các sông Franklin và Gordon chảy về phía tây và đến bờ biển tại Strahan. Sông South Esk là sông dài nhất tại Tasmania. Nó khởi nguyên trên những ngọn núi tại Fingal và chảy qua Avoca, Evandale, Longford, Hadspen và cuối cùng là Launceston. Sông bị ngăn do đập Trevallyn tại Launceston và được sử dụng để phát điện phục vụ thành phố. Mặc dù hầu hết nước bị ngăn tại hồ Trevallyn, song một số chảy xuống hẻm núi Cataract rồi trở thành một chi lưu cho cửa sông Tamar, và dòng chảy từ nhà máy điện cũng hợp với sông Tamar tại hạ lưu của Launceston.[15]

Khí hậu

Tasmania có một khí hậu ôn hòa mát với bốn mùa riêng biệt. Mùa hè kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 khi nhiệt độ nước biển cao nhất trung bình là 21 °C (70 °F) và tại các khu vực nội lục quanh Launceston đến 24 °C (75 °F). Các khu vực nội lục khác thì mát hơn, trong đó Liawenee nằm tại Central Plateau là một trong những nơi lạnh nhất tại Úc, nhiệt dao động từ 4 °C (39 °F) đến 17 °C (63 °F) trong tháng 2. Mùa thu kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5 và trải qua biến đổi thời tiết, khi mô hình mùa hè dần nhường chỗ cho mô hình mùa đông.[16]

Mùa đông kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8 và thường là mưa nhiều và mát nhất trong năm, với hầu hết các khu vực nằm trên cao có tuyết rơi đáng kể. Nhiệt độ mùa đông cao nhất trung bình là 12 °C (54 °F) dọc theo các khu vực bờ biển và 3 °C (37 °F) tại cao nguyên trung tâm, là kết quả từ một loạt front lạnh từ Nam Đại Dương. Khu vực nội lục bị đóng băng thường xuyên trong suốt các tháng mùa đông.[17] Mùa xuân là thời kỳ chuyển đổi, song tuyết rơi vẫn phổ biến cho đến tháng 10. Mùa xuân thường là giai đoạn nhiều gió nhất trong năm do vào buổi chiều gió biển bắt đầu tác động đến bờ biển.

Mưa tại Tasmania tuân theo một mô hình phức tạp hơn so với trên các lục địa lớn cùng vĩ độ tại Bắc Bán cầu. Ở phía tây, lượng mưa tăng từ khoảng 1.458 milimét (57,4 in) tại Strahan trên bờ biển cho đến 2.690 milimét (106 in) tại Thung lũng Cradle Valley.[18] Tasmania có một mùa đông mưa nhiều, lượng mưa tháng 1 và tháng 2 thường là trung bình chỉ đạt từ 30% đến 40% so với lượng mưa trong tháng 7 và tháng 8, số ngày mưa mỗi năm tại Tasmania cao hơn nhiều so với bất kỳ nơi nào tại Úc đại lục.

Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được tại Tasmania là 42,2 °C (108,0 °F) tại Scamander vào ngày 30 tháng 1 năm 2009, trong sóng nhiệt tại đông nam Úc. Nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được của Tasmania là −13,0 °C (8,6 °F) vào ngày 30 tháng 6 năm 1983, tại hẻm núi Butlers, Shannon, và Tarraleah.[19]

Đô thịNhiệt độ thấp nhất
trung bình oC
Nhiệt độ cao nhất
trung bình oC
Số ngày trời trongLượng mưa (mm)
Hobart8,316,941616[20]
Launceston7,218,450666[21]
Devonport8,116,861778[22]
Strahan7,916,5411.458[23]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tasmania http://www.fruitgrowerstas.com.au/industry_fgt.htm... http://www.tarkine.com.au/ http://news.theage.com.au/national/australia-had-b... http://www.themercury.com.au/news/tasmania/birth-r... http://www.utas.edu.au/library/companion_to_tasman... http://www.censusdata.abs.gov.au/ABSNavigation/pre... http://www.censusdata.abs.gov.au/census_services/g... http://www.censusdata.abs.gov.au/census_services/g... http://www.abs.gov.au/AUSSTATS/abs@.nsf/DetailsPag... http://www.abs.gov.au/ausstats/abs@.nsf/bb8db737e2...